Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử theo Thông tư 68 – Nguyên tệ hay Việt Nam đồng?

Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành chính thức Thông tư 68/2019/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2019 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa dịch vụ. Trong đó có quy định cụ thể về đơn vị tiền tệ được thể hiện trên hoá đơn với một số đơn vị đặc thù sử dụng ngoại tệ.

Quy định về Đơn vị tiền tệ trong kế toán

 

Theo Điều 5 Thông tư 133 /2016/TT-BTC quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam ( ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập trình Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp.

  • Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác; đối với ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.
  • Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư 133 thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử

Bên cạnh đó, ngày 30/09/2019, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP hướng dẫn về đơn vị tiền tệ và cách viết số tiền trên hóa đơn điện tử như sau:

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”. Đồng thời, với các trường hợp đơn vị đặc thù sử dụng ngoại tệ trong giao dịch mua bán hàng hoá thì cụ thể:

  • Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ (kèm theo tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam). Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD  – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi lăm xu….)
  • Trường hợp bán hàng phát sinh thu bằng ngoại tệ  và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện bằng nguyên tệ và không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam.

Theo Điểm d.3 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định như sau:

  • Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập.
  • Trường hợp  bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
  • Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thế hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập và bằng chữ tiếng Việt
  • Trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.

Như vậy, so với quy định cũ, Thông tư 68/2019/TT-BTC bổ sung thêm trường hợp đặc thù cho phép các đơn vị bán hàng và nộp thuế bằng ngoại tệ được phép lập hoá đơn bằng ngoại tệ không cần sử dụng tỉ giá Việt Nam đồng. Việc điều chỉnh quy định, chính sách sát với thực tiễn tạo nền tảng đơn giản hoá thủ tục cho các đơn vị, phù hợp với định hướng chung của nhà nước.

EFY Việt Nam

 

✅✅Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài 19006142 Bấm phím 2

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*