Trong nội dung bài viết này, EFY Việt Nam hướng dẫn kế toán viên phân biệt rõ ràng giữa Hoá đơn điện tử chuyển đổi sang hoá đơn giấy của Thông tư 32/2011/TT-BTC và Chứng từ giấy theo quy định Thông tư 68/2019/TT-BTC, nguyên tắc áp dụng và tính chất pháp lý của từng loại.
1. Hoá đơn điện tử chuyển đổi theo Thông tư 32/2011/TT-BTC
Nguyên tắc chuyển đổi
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC về hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT sang hóa đơn giấy, HĐĐT có thể được chuyển đổi thành hóa đơn giấy cho nhu cầu lưu thông hàng hóa, quản lý hóa đơn của người mua gọi tắt là hóa đơn chuyển đổi với những yêu cầu sau:
- Người bán hàng hóa được chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật, dấu đỏ của người bán.
- Người mua, người bán được chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán và chỉ được chuyển đổi (01) lần duy nhất.
Điều kiện, giá trị pháp lý và ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và có dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”)
- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi, thời gian chuyển đổi.
- Chữ ký và dấu đỏ của đại diện bên bán trong trường hợp sử dụng để lưu thông, chứng minh hàng hoá.
- Hoá đơn chuyển đổi có giá trị pháp lý tương đương hoá đơn điện tử.
2. Chứng từ giấy theo quy định Thông tư 68/2019/TT-BTC
So với Thông Tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 trước đây thì theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP bỏ hoàn toàn quy định về việc sử dụng hoá đơn điện tử chuyển đổi sang hoá đơn giấy. Kế toán doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện in hoá đơn điện tử ra bản giấy với tên gọi “Chứng từ giấy” phục vụ việc lưu trữ kèm hồ sơ, tra cứu và được bảo quản như sổ sách kế toán. Chứng từ giấy không có đầy đủ tính chất pháp lý tương đương của hoá đơn điện tử, mọi nghiệp vụ sử dụng hoá đơn để chứng minh, lưu thông hàng hoá, thanh toán, thanh kiểm tra hồ sơ thuế đều phải sử dụng hoá đơn điện tử.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về chứng từ giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử như sau:
- Đảm bảo được sự khớp, đúng giữa nội dung hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi
- Khi chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Như vậy, Theo Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy sẽ có giá trị để lưu thông hàng hóa và chứng minh nguồn gốc xuất xứ nhưng đối với Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ và theo dõi nội bộ theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn chuyển tiếp giữa các Nghị định cũ và mới, kế toán doanh nghiệp cần sáng suốt lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo được nghiệp vụ phần mềm, đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật của Tổng cục Thuế, đội ngũ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp để có thể thuận lợi nhất cho công việc. EFY Việt Nam tin tưởng mình chính là đơn vị phù hợp nhất cho yêu cầu của bạn.
Theo EFY Việt Nam
Để lại một phản hồi