Vừa qua Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tu 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó sẽ có những thay đổi tích cực liên quan đến thủ tục phát hành hóa đơn, quy định về ký hiệu mẫu số nội dung hóa đơn và cách xử lý hóa đơn điện tử.
Vậy mẫu hóa đơn mới theo quy định Thông tu 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC được thay đổi như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề được nhiều độc giả quan tâm nhất hiện nay đó là “nội dung trên hóa đơn điện tử”.
- Tên hóa đơn: (Tham khảo Khoản 1 Điều 3– Thông tư 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC)
Ngoài các tên theo từng loại hóa đơn cơ bản (Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, Tem, vé, thẻ…) thì Thông tư 68/2019/TT-BTC thay đổi tên của Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thành “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử”.
- Ký hiệu: (Tham khảo Khoản 1 Điều 3– Thông tư 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC)
Thay vì trước đây chúng ta thường thấy các phần “Ký hiệu, mẫu số” thì bây giờ trên mẫu hóa đơn chỉ còn 1 trường thông tin “Ký hiệu” gồm 7 ký tự bao gồm:
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn (1 ký tự đầu tiên): Thông tư 39/2014/TT-BTC sử dụng ký hiệu là 01GTKT, 02GTTT để phân biệt các loại hoá đơn. Thông tư 68/2019/TT-BTC đã có sự thay đổi một cách đơn giản hơn:
+ Số 1: Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Số 2: Hóa đơn bán hàng
+ Số 3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
+ Số 4: Các loại khác
– Ký hiệu hóa đơn (1 ký tự tiếp theo): Để phân biệt là hóa đơn thuộc loại có mã của cơ quan thuế hay không có mã của cơ quan thuế thì chúng ta phân biệt thông qua ký tự đầu tiên sau ký hiệu mẫu số hóa đơn:
+ C: Thể hiện loại hóa đơn có mã xác thực cơ quan thuế
+ K: Thuộc loại hóa đơn không có mã xác thực của cơ quan thuế
Ví dụ: 1C21TAA – có chữ C sau ký hiệu mẫu số nên thuộc loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
– Năm lập hoá đơn (2 ký tự tiếp theo): Để thể hiện cho thời điểm lập hóa đơn, trên phần ký hiệu có 2 ký tự số Ả Rập, nó được xác định theo 2 số cuối của năm lập hóa đơn.
Ví dụ: 1C21TAA – hóa đơn được lập trong năm 2021
Như vậy thay cho quy định cũ thể hiện năm thông báo phát hành mẫu hoá đơn, Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định mẫu hoá đơn thể hiện năm lập hoá đơn.
– Ký hiệu phân biệt các loại đặc thù của hoá đơn(1 ký tự sau năm lập hóa đơn):
+ Chữ T: Hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân đăng ký với cơ quan thuế.
+ Chữ D: Áp dụng cho các trường hợp đặc thù không nhất thiết phải có các tiêu thức bắt buộc được quy định cụ thể theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
+ Chữ L: Áp dụng với các trường hợp của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh
+ Chữ M: Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
– 2 ký tự cuối cùng: Là 2 ký tự tạo tự do, do người bán căn cứ theo nhu cầu, sở thích…
– Vị trí đặt ký hiệu hoá đơn: Đặt bên phải phía trên (khuyến khích), hoặc đặt vị trí dễ nhận biết.
Mẫu hóa đơn GTGT theo TT68
- Số hóa đơn: (Tham khảo Khoản 1 Điều 3 – Thông tu 68/2019/TT-BTC)
– Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC Số hóa đơn sẽ có 7 ký tự (VD: 0000001) thì Thông tư 68/2019/TT-BTC cho chúng ta thấy một sự đơn giản hóa (VD: 1) và mở rộng tối đa lên đến 8 ký tự (VD: 9999999).
– Thời gian quản lý số hoá đơn được xác định theo mỗi năm thay vì theo từng đợt thông báo phát hành như trước đây, cụ thể: Số 1 sẽ bắt đầu từ 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử và số cuối cùng được kết thúc vào ngày 31/12 của năm.
– Số hóa đơn lập theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
– Số hóa đơn đảm bảo chỉ sử dụng 1 lần duy nhất một ký hiệu hoá đơn, tức là trong 1 năm.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán (Tham khảo Khoản 1 Điều 3 – Thông tu 68/2019/TT-BTC)
Tại Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định chính xác và cụ thể từng trường hợp cho thông tin Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán hơn so với Thông tư 39/2014/TT-BTC, tức là thông tin người bán phải ghi theo đúng thông tin trên đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Một số kế toán thường bỏ qua thông tin Việt Nam trên địa chỉ, như vậy được coi là chưa chính xác.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người mua (Tham khảo Khoản 1 Điều 3 – Thông tu 68/2019/TT-BTC)
– Người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế: Ghi theo đúng thông tin đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế … (Tức là ghi đúng theo giấy tờ)
– Là cơ sở kinh doanh không có mã số thuế:
+ Mã số thuế người mua: Không phải thể hiện (để trống)
+ Một số trường hợp đặc thù (Khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC) thì để trống phần tên, địa chỉ.
- Tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, thành tiền chưa thuế, thuế suất, tổng tiền thuế theo từng loại thuế, tổng cộng tiền thuế, tổng tiền có thuế (Tham khảo Khoản 1 Điều 3 – Thông tư 68/2019/TT-BTC)
– Như vậy phần nội dung theo quy định sẽ đầy đủ hơn, số cột sẽ nhiều hơn so với mẫu cũ, phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp tạo lập hóa đơn.
– Tiếng nước ngoài: Đặt bên phải trong ngoặc đơn hoặc dưới với cỡ chữ nhỏ hơn chữ Tiếng Việt.
– Thông tư 68 cũng quy định bổ sung riêng cho phép một số trường hợp có phá sinh ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì được thể hiện số tiền bằng nguyên tệ, có hoặc không có tỷ giá đồng Việt Nam theo từng trường hợp cụ thể.
- Chữ ký điện tử người bán (Tham khảo Khoản 1 Điều 3 – Thông tư 68/2019/TT-BTC)
– Thông tư nêu rõ có thể ký số cá nhân nếu người bán là cá nhân hoặc người được ủy quyền. Còn người bán là doanh nghiệp tổ chức thì dùng chữ ký số của doanh nghiệp tổ chức.
– Một số trường hợp đặc thù theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì sẽ không cần có chữ ký số người bán.
- Chữ ký điện tử người mua (Tham khảo điều 3 khoản 1đ – Thông tu 68/2019/TT-BTC/2019/TT-BTC)
– Thông tư quy định chữ ký số người mua là chỉ tiêu thức không bắt buộc ngoại trừ trường hợp hai bên bán và mua có thoả thuận cùng ký điện tử.
“Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.”(Trích mục đ Khoản 1 Điều 3– Thông tư 68/2019/TT-BTC)
– Một số trường hợp đặc thù theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 68 thì sẽ không cần có chữ ký số người mua.
- Mã cơ quan thuế
Phải có trong trường hợp sử dụng hóa đơn có mã cơ quan thuế
- Tiền ghi bằng chữ (Tham khảo Khoản 2 Điều 3 – Thông tư 68/2019/TT-BTC)
– Chữ viết có thể ghi không dấu hoặc có dấu nhưng khi sử dụng không dấu thì không làm người xem hiểu sai lệch ý nghĩa nội dung hóa đơn.
- Thời điểm lập hóa đơn (Tham khảo Khoản 1 Điều 3– Thông tư 68/2019/TT-BTC)
Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định chính xác Ngày tháng năm lập hóa đơn là thời điểm bên bán ký điện tử vào hóa đơn.
- Thông tin bổ sung (Tham khảo Khoản 4 Điều 3 – Thông tư 68/2019/TT-BTC)
– Logo
– Màu
– Hình ảnh đại diện
– Các trường thông tin bổ sung: Số hợp đồng, mã khách hàng …
Qua đó chúng ta đã thấy Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định rõ ràng hơn, chi tiết và đầy đủ hơn về nội dung trên hóa đơn. Các phần bổ sung các nội dung còn thiếu sót của Thông tư 39/2014/TT-BTC, đồng thời đơn giản hóa một số vị trí như ký hiệu hóa đơn, trường thông tin người bán, mua.
EFY Việt Nam
Để lại một phản hồi