Chữ ký số (hay còn gọi là usb token) là thiết bị không thể thiếu đối với 1 doanh nghiệp hiện nay. Ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Không có chữ ký số thì không thực hiện được.
Các nội dung chính trong bài
- Định nghĩa chữ kí số
- Cơ sở pháp lí của chữ kí số
- Có thể xin cấp chữ kí số ở đâu?
- Đặc điểm của chữ ký số
- Công dụng của chữ ký số
Định nghĩa chữ kí số (token)
Chữ kí số (usb token) là gì?
Chữ kí số được sử dụng như thế nào?
Làm cách nào để nộp thuế thông qua token điện tử?
Chữ kí số (usb token) có giống chữ ký của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hay không?
Và rất nhiều câu hỏi khác sẽ được đặt ra, khiến doanh nghiệp hay kế toán lúng túng khi bắt đầu sử dụng chữ kí số. Các thông tin sau đây, phần nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập hiểu thêm cũng như sử dụng chữ kí số hiệu quả.
Có nhiều góc độ định nghĩa về usb token, dưới góc độ doanh nghiệp sử dụng token, thì:
Chữ ký số hay còn được gọi là Chứng thư số, token điện tử…, là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Thông tin có trong chữ ký số dành cho doanh nghiệp bao gồm:
- Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
- Số hiệu của chứng thư số (số seri)
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
- Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
- Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
- Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.
- Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Như vậy, chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu.
Cơ sở pháp lý của token điện tử
Ngày 29/11/2005 Chính phủ đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007; Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Quá trình sử dụng chữ ký số bao gồm 2 quá trình:
- Tạo chữ ký (sử dụng khóa bí mật để ký số)
- Kiểm tra chữ ký (kiểm tra khóa công khai có hợp lệ hay không)
Có thể xin cấp token ở đâu?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể mua chữ kí số của các doanh nghiệp sau: VIETTEL, FPT, BKAV, VINA, NEWTEL, EFY CA… Các nhà cung cấp này được phép cung cấp token cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có thể Đăng ký chữ ký số tại trang web: chukysotot.com tại đây doanh nghiệp có thể thỏa thích lựa chọn cho mình 1 nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Đặc điểm của chứng thư số
Chứng thư số có hình dạng như một chiếc USB (được gọi là USB Token).
Chứng thư số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.
Công dụng của token
Token được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty và gần đây token còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể dùng token để kí hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần phải gặp nhau, chỉ cần kí vào file hợp đồng và gửi qua email.
Token điện tử là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.
Ngoài ra, token sẽ giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức nhà nước, hay giữa các tổ chức cơ quan nhà nước với nhau dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn các hồ sơ, và việc kí kết các văn bản cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào.
Để lại một phản hồi